Telegram:   t.me/signaltotrade   | Email: support@signaltotrade.com

Chúng ta nên thi quỹ ngoại hối (Forex) hay nên tự giao dịch tài khoản cá nhân?

#signal2trade ngày 2022-09-26 15:40:04


Tại sao anh em trader nên thi quỹ thay vì nạp tiền thịt vào trade?

Nếu các nhà giao dịch ( trader) còn phân vân nên trade quỹ hay trade tài khoản cá nhân, lợi ích là gì, nếu trade quỹ thì nên trade FTMO hay MFF... thì đây là bài dành cho các bạn.

1. Quỹ cấp vốn và cách họ kiếm tiền:

Theo những nghiên cứu của mình thì idea quỹ cấp vốn cho đại chúng (*) được phát minh ra từ nhóm trader mà sao này có 3 người đã xây dựng lên FTMO prop. Độc đáo của ý tưởng này: Các quỹ dựa xác suất thống kê trên tập dữ liệu lớn - bid data- để kiếm soát đường cong vốn chủ sở hữu => khi lượng khách hàng đủ lớn rủi ro của họ sẽ khá thấp nếu không có những sự kiện thiên nga đen gây ra dữ liệu bất thường. ( cái này liên quan đến big data khá phức tạp và mình cũng ko giỏi trình bày nên xin nợ lại ở bài viết sau)

Cách các quỹ kiếm tiền:

Các quỹ kiếm tiền bằng 2 cách

  1. Từ tiền phí thi của trader: Dù trader quỹ hay trader tài khoản cá nhân thì 95% retail trader chúng ta thất bại. Đó là con số thống kê mà rất nhiều sàn cũng nhưng tổ trức uy tín đưa ra và nó rất đáng tin cậy.

  2. Từ Tự doanh: Sau khi trader pass qua 2 vòng thi, Dữ liệu trading sẽ được phân tích bằng AI hoặc bằng bộ phận quản lý rủi ro để đánh giá. Nếu data của trader nào có chất lượng tốt họ sẽ copy trade để đẩy ra thị trường thanh khoản thực. còn trader nào pass qua 2 vòng thi chỉ bằng may mắn (theo tiêu chí của họ *) thì dù có cầm tài khoản live nhưng thực ra là quỹ đang đặt cược là người này sẽ bị fail ở tài khoản live sớm thôi. Nếu trader này vẫn tiếp tục tạo ra lợi nhuận thì họ sẵn sàng dùng tiền túi để chi trả.

Tiêu chí đánh giá trader của mỗi quỹ là khác nhau và đó là bí quyết kinh doanh của họ.

Mô hình quỹ cấp vốn- một mô hình đôi bên cùng có lợi.

Ở góc độ prop film: đây là mảng kinh doanh béo bở thu về doanh thu và lợi nhuận khủng dựa trên công nghệ phân tích dữ liệu lớn- big data. Đó là lý do tại sao FTMO prop film đã tồn tại và lớn mạnh trong nhiều năm nay.

Ở góc độ trader : quỹ cấp vốn mở ra một cơ hội mới. Nó là nơi rèn luyện tính kỉ luật: rule của họ ép trader phải kỉ luật cứng thay vì kỉ luật mềm rất dễ vi phạm khi chúng ta trade tk cá nhân. (***)

bỏ ra trung bình 100$ , vượt qua thử thách của họ với 2 vòng thi để được rủi ro 1000$ đó cũng là một cái giá khá rẻ.

Khả năng duy trì của quỹ cấp vốn.

Một công ty với hệ thống vận hành của họ đủ chặt chẽ và lượng khách hàng đủ lớn, họ vẫn kiếm ra tiền đều đặn thì họ vẫn sẽ tồn tại. có 2 công ty prop film đã bị thất bại gần đây là funding talent và DT4x. Mô hình kinh doanh của họ khá lỏng lẻo dẫn tới việc thất bại là sớm muộn mà thôi. Nên anh em trader cũng nên chọn quỹ cấp vốn uy tín mà tham gia. Theo mình thấy FTMO và MFF (Myforexfund) hiện nay khá mạnh nên khả năng đi đường dài cho các trader- Những trader có kỹ năng và kinh nghiệm nhưng thiếu vốn. Ngoài ra có TFF(true forex fund) cũng dc cộng đồng quốc tế đánh giá khá cao nhưng nó còn quá mới hãy để thời gian chứng minh thêm. trong 2 quỹ FTMO và MFF thì mình thấy là tham gia MFF có lợi hơn. và hiện tại mình cũng đang tham gia quỹ này.

So sánh FTMO và MFF:

  1. Độ uy tín: FTMO được chứng minh qua nhiều năm rồi và FTMO là số 1, MFF dù mới hơn nhưng họ payout cũng rất clear, chưa có bất kì khoản thanh toán nào bị delay nếu như trader không cố ý gian lận. Và hầu như các phản hồi tiêu cực về việc chặn payout đều do trader gian lận như thi hộ hay là giao dịch chênh lệch giá (arbitrage trade), tận dụng bug gap cuối tuần...mọi người có thể lên discord để xem các khoản thanh toán của nó hàng ngày được người dùng chia sẻ.

  2. Phí thi: cái này thì ftmo hơi chát, còn MFF thì rẻ hơn khá nhiều. ( chi tiết mình đã tổng hợp ở ảnh đính kèm. trong đó MFF đã được tính toán với 5% discout vì MFF luôn có discout code. và tỉ giá ước lượng quy đổi từ Eur sang usd là 1.14 , tỉ giá usd/vnd là 23600. nhìn qua có thể thấy MFF là rất rẻ so với FTMO.

  3. Độ sâu thanh khoản và vấn đề trượt giá: Cả 2 quỹ đều mô phỏng trượt giá theo thị trường thật, tuy nhiên sever của MFF ít lag hơn khi kết nối từ việt nam. mình đánh giá cao MFF hơn ở vấn đề này. độ sâu thanh khoản của 2 quỹ này có thể so sánh tương đương sàn ICmarket của úc.

  4. Về spread và commission: FTMO có vẻ nhỉnh hơn 1 chút. nhưng cơ bản thì cả 2 quỹ đều có chi phí giao dịch được xếp vào hàng thấp.

  5. Nạp tiền mua phí thi và rút lợi nhuận: Cả 2 quỹ đều có cơ chế nạp rút qua visa master card và coin nhìn chung là thuận tiện. Theo kinh nghiệm của mình thì nạp mua thử thách bằng visa còn rút lợi nhuận qua coin là ngon lành nhất. FTMO rút lợi nhuận "nuột hơn" về trong ngày. còn MFF thì trong 24-48h làm việc.

  6. Độ khó: MFF có vẻ dễ lấy quỹ hơn vì họ cho max drawdown lên đến 12% còn FTMO là 10% và yêu cầu lợi nhuận vòng 1 cũng chỉ có 8% so với 10% của FTMO. Cái daily drawdown của MFF dễ khiến anh em trader bị bối rối hơn. nhưng nếu hiểu thì nó thực sự đơn giản. ........

Kết luận

Sau một thời gian trade quỹ và kiếm được lợi nhuận từ trade quỹ mình khuyên anh em trader nên tìm hiểu thi quỹ thay vì nạp tiền trade tài khoản cá nhân, vì lợi ích nó đem lại là rất nhiều, nó giúp anh em trade tốt hơn rất nhiều. Trade quỹ giúp trader kỉ luật hơn và có mục tiêu rõ ràng. Càng trader mới thì càng nên trader quỹ. Mọi người sẽ được rèn luyện tốt hơn rất nhiều so với trade tài khoản cá nhân. Mọi người có thắc mắc gì về trade quỹ có thể email locphatfunds@gmail.com mình sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình.

Nhân đây mình cũng chia sẻ với Anh/Em Trader Việt Nam các link mua thử thách được giảm từ 10 đến đến 20%:

  1. Giảm 10% mua MFF Evaluation Tại đây 🚩
  2. mua gói Rapid MFF được giảm 20% cho các tài khoản 10K, 20K, 50K, 100K:

Một lần nữa chúc anh em trader việt nam 1 năm 2022 nhiều bước tiến mới trong sự nghiệp. ...... () idea về quỹ cấp vốn đại chúng là mới. nó khác với quỹ đầu tư cho các Trader có bằng cấp và có profile này kia. khác hoàn toàn. nó giúp những trade mới cũng tiếp cận được nếu có năng lực mà ko cần một hồ sơ xịn sò. () Tiêu chí phân loại trader dựa vào lịch sử giao dịch là trái tim hệ thống vận hành của một quỹ cấp vốn. Nó quyết định hiệu quả hoạt động của quỹ đó. Nó cân bằng giữa tiêu chí dễ dãi để thu hút trader nhưng cũng phải đủ chặt chẽ để quản lý rủi ro. Nó quyết định trader nào được đẩy lệnh ra thị trường thật với hệ số copy là bao nhiêu( thường thì quỹ sẽ copy với hệ số >1 tùy vào chất lượng của hồ sơ trader đó qua thời gian. Nếu họ copy với hệ số là 2 thì có nghĩa tháng đó bạn kiếm dc 5k lợi nhuận thì họ sẽ kiếm được 10k, họ trả cho bạn 80% lợi nhuận của 5k thì sẽ là 4k5. Và họ giữ lại 5k5. Nhiều người thắc mắc là họ chỉ giữ lại 20% lợi nhuận thì họ sống làm sao thì đây là câu trả lời nhé. Và trade nào chỉ đánh trên tài khoản demo là những trade mà họ sẽ đặt cược rằng người đó sẽ mất tài khoản trong tháng đó. Trên lý thuyết thì mô hình này đã có từ lâu. khi các sàn FX loại bỏ tài khoản ECN thuần túy. mà họ sử dụng công nghệ big data để phân loại người dùng. kết hợp đẩy lệnh và ôm lệnh để tạo ra lợi nhuận lớn hơn nhiều việc chỉ ăn phí giao dịch. ( đó là lý do tại sao exness và icmarket hay bất kì sàn nào cũng đều không còn loại tài khoản ECN như ngày xưa nữa. mà giờ nó đổi tên thành raw speard hay pro bla bla).

(**) Khái niệm kỉ luật mềm và kỉ luật cứng là 1 khái niệm đơn giản nhưng chỉ những trader từng trải mới hiểu được điều này. khi các bác trade tk cá nhân, không có mốc cứng nào giới hạn lỗi tối đa ngày. hay lỗ tối đa tuần cả. các bác tự đặt ra con số kiểu như là ngày hôm nay mình quyết tâm chỉ được phép thua tối đa 500$ thì nghỉ. Nhưng mình xin đảm bảo với các bác rằng mấy người làm dc điều đó. Thua đến 500$ rồi thì điên máu lên muốn gỡ lại nó và rồi thua bằng sạch và đó gọi là kỉ luật mềm và rất dễ vi phạm. Còn với quỹ thì nó có kỉ luật cứng: rằng ngày hôm đó nó cho tối đa lỗ 5000$ và nếu lỗ qua bác sẽ bị khóa tài khoản. và đó là kỉ luật cứng khi mình bị áp vào 1 cái khuôn. tất nhiên nhiều người vẫn vi phạm kỉ luật cứng nhưng tỉ lệ này sẽ ít hơn rất nhiều so với kỉ luật mềm.

Source: Nam Trader.

Since 2017 © Signal2trade.com